1578 người đang online

Chức năng - Nhiệm vụ - Quyền hạn - Tổ chức của phòng Giáo dục và Đào tạo

100%

 Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Sầm Sơn
Địa chỉ:
Số 505, đường Lê Lợi, phường Quảng Châu, thành phố Sầm Sơn
Điện thoại: (0237) 3821 445 - 3827 123

STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

ĐIỆN THOẠI

ĐỊA CHỈ EMAIL

1

Phạm Xuân Trưởng

Trưởng phòng

0814 542 325

 

2

Lê Mai Huân

Phó Trưởng phòng

0918 050 787

 

3

Văn Thị Thuý

Phó Trưởng phòng

0972 880 996

 

4

Hoàng Thị Thùy Dương

Phó Trưởng phòng

0942 396 111

 

5

Lê Thị Nga

Chuyên viên

   

6

Vũ Thị Luyến

Chuyên viên

   

7

Lê Thị Thúy

Chuyên viên

   

8

Nguyễn Thị Dung

Chuyên viên

   

9

Lê Trọng Hà

Chuyên viên

   

10

Lưu Văn Huy

Chuyên viên

   

11

Nguyễn Huy Khôi

Chuyên viên

 

 

12

Nguyễn Hữu Dũng

Chuyên viên

 

 

I. Vị trí và chức năng:

1. Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố  Sầm Sơn, có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ, bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

2. Phòng Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Trình Uỷ ban nhân dân  thành phố:

a. Dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật, các quy định của UBND cấp tỉnh về hoạt động giáo dục trên địa bàn;

b. Dự thảo quyết định, chỉ thị, kế hoạch 5 năm, hàng năm và chương trình, nội dung cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn;

c. Dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường Trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trừ cấp Trung học phổ thông), trường Tiểu học, cơ sở giáo dục Mầm non và Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo;

d. Dự thảo các quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể các các cơ sở giáo dục công lập, gồm: trường Trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trừ cấp Trung học phổ thông), trường Tiểu học, cơ sở giáo dục Mầm non; cho phép thành lập, đình chỉ hoạt động, giải thể các trường, các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc quyền quản lý của UBND thành phố theo quy định của pháp luật.

2. Hướng dẫn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về giáo dục; chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục trên địa bàn; thực hiện mục tiêu, chương trình nội dung, kế hoạch, chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động giáo dục, phổ cập giáo dục; công tác tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp phát văn bằng, chứng chỉ đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn.

3. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các ngành học, cấp học trong phạm vi quản lý của thành phố  sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong giáo dục, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương.

5. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn; xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về giáo dục trên địa bàn thành phố.

6. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố  xây dựng kế hoạch biên chế; tổng hợp biên chế của các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố , trình cấp có thẩm quyền quyết định.

7. Giúp UBND thành phố hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, tài chính các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập theo phân cấp của UBND cấp tỉnh và quy định của pháp luật.

8. Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch lập dự toán và phân bổ ngân sách giáo dục, dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm về giáo dục của huyện theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính.

9. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền việc thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án và các quy định của cấp có thẩm quyền trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền; thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật.

10. Quản lý biên chế, thực hiện tuyển dụng, hợp đồng làm việc, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và uỷ quyền của UBND thành phố.

11. Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp luật và uỷ quyền của UBND thành phố.

12. Thực hiện công tác báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND thành phố  và Sở Giáo dục và Đào tạo.

13. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND thành phố  giao và theo quy định của pháp luật.

III. Chỉ tiêu biên chế:  

1. Tổ chức của phòng Giáo dục và Đào tạo:

Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố có Tr­ưởng phòng và 02 Phó tr­ưởng phòng:

a) Tr­ưởng phòng chịu trách nhiệm tr­ước UBND thành phố và tr­ước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng.

b) Các Phó tr­ưởng phòng chịu trách nhiệm trước Tr­ưởng phòng và trước pháp luật về các nhiệm vụ đ­ược phân công.

c) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng do Chủ tịch UBND thành phố quyết định theo quy định của pháp luật.

2. Biên chế hành chính của Phòng Giáo dục và Đào tạo: Căn cứ chỉ tiêu biên chế  được UBND tỉnh giao, hàng năm Chủ tịch UBND thành phố sẽ giao cụ thể số lượng biên chế của phòng theo chức năng, nhiệm vụ và theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức sự nghiệp giáo dục của thành phố gồm: trường Trung học cơ sở, trường Tiểu học và tr­ường Mầm non. 

Việc thành lập, sáp nhập, giải thể, chia tách, tổ chức lại các tổ chức sự nghiệp giáo dục công lập ở thành phố do Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định theo quy hoạch đã đ­ược cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật.

(Theo Quyết định số 1094/2009/QĐ-UBND, ngày 07/09/2009 của UBND thị xã Sầm Sơn (Nay là thành phố Sầm Sơn))

 

 

°