Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng

CÔNG VIÊN VĂN HÓA VÀ KHU LƯU NIỆM ĐÓN TIẾP ĐỒNG BÀO VÀ BỘ ĐỘI MIỀN NAM TẬP KẾT TẠI SẦM SƠN

Tỉ lệ 1/500
Địa điểm: Xã Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
 
I/ Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch
1- Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch chi tiết
Cách đây 58 năm, tại xã Quảng Tiến bây giờ, từ ngày 15/10/1954 đến ngày 01/5/1955 Đảng bộ và nhân dân Sầm Sơn đã đón 1869 thương bệnh binh, 47346 cán bộ, 5922 học sinh và 1443 gia đình cán bộ, chiến sĩ Miền Nam ra đi từ cảng Cà Mau và cảng Quy Nhơn tập kết ra Bắc. Sự đón tiếp nồng nhiệt và tấm lòng chăm nuôi tận tâm của bà con Sầm Sơn nói riêng và của đồng bào Miền Bắc nói chung đã để lại một dấu ấn không thể quên và một tình cảm biết ơn sâu sắc trong lòng cán bộ, chiến sĩ, học sinh Miền Nam tập kết. Rất nhiều cán bộ, chiến sĩ, học sinh Miền Nam tập kết khi đó đã trở thành những cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước, của các Bộ, ngành và đoàn thể trong công cuộc giải phóng và xây dựng đất nước.
 
(Cán bộ, quân dân miền Nam ra tập kết cập bến tại Sầm Sơn, Thanh Hóa năm 1954.
Ảnh tư liệu _ Lê Anh Hoài)
Trong tâm thức những người Miền Nam tập kết địa điểm và thời gian tập kết được Đảng bộ và nhân dân Sầm Sơn đón tiếp nồng hậu, chăm sóc ân cần là một dấu mốc lịch sử luôn được lưu tưởng trong suốt cuộc đời của mình. Đây cũng là một sự kiện lịch sử không chỉ của Đảng bộ và nhân dân Sầm Sơn mà là của nhân dân cả nước thực hiện lời kêu gọi của Bác thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi đồng bào cả nước "… đặt lợi ích cả nước lên trên lợi ích địa phương, lợi ích lâu dài lên trên lợi ích trước mắt và ra sức cùng đồng bào toàn quốc phấn đấu để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành dân chủ trong toàn quốc…". ngày 22-7-1954.
Địa điểm này cần được tổ chức quy hoạch và thiết kế như một điểm lưu niệm, ghi nhớ sự kiện Đảng bộ và nhân dân Sầm Sơn đón tiếp và chăm nuôi cán bộ, chiến sĩ, học sinh Miền Nam tập kết, biểu hiện tình đoàn kết truyền thống của dân tộc Việt Nam, biểu hiện tình cảm đùm bọc lẫn nhau, ủng hộ hết lòng vì Miền Nam thân yêu trong suốt cuộc kháng chiến giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước. Đây cũng sẽ là một chứng tích giáo dục tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và tấm lòng biết ơn của đồng bào Miền Nam tập kết đối với Đảng bộ và nhân dân Sầm Sơn nói riêng và đồng bào Miền Bắc nói chung cho các thế hệ mai sau.
Ở Quy Nhơn Bình Định, điểm ra đi tập kết, đã xây dựng Đài tập kết ra Bắc. Ở Sầm Sơn, điểm đón tiếp, cần thiết xây dựng một điểm Lưu niệm đón tiếp cán bộ chiến sĩ và học sinh Miền Nam tập kết.
 
(Đài tập kết ra Bắc ở Qui Nhơn)
Trong “Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” – số 3550/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa, trong mục Định hướng phát triển lãnh thổ có ghi: “ Hình thành 3 công viên chính ở Bắc Đại lộ Nam Sông Mã (17.6 ha); phía Đông cầu Hòa Bình (10,9 ha) và khu vực Nam Sầm Sơn (13,4 ha)….”. Trong “ Quy hoạch chi tiết khu vực Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa” do Viện Quy hoạch xây dựng Thanh Hóa thực hiện năm 2007, xác định khu vực cây xanh công viên phía Nam Đại lộ Nam Sông Mã đoạn đi vào xã Quảng Tiến, có diện tích 40.3 ha.
Phía Nam thị xã Sầm Sơn đã là một đô thị du lịch nổi tiếng trong cả nước, có nhiều cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật có sức thu hút đầu tư lớn để phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là du lịch. Phía Bắc Sầm Sơn các cơ sở hạ tầng cho nghề cá và công nghiệp chế biến thủy sản còn ở mức khiêm tốn, phần lớn nằm trong định hướng quy hoạch phát triển. Khu du lịch sinh thái Quảng Cư 354 ha vẫn chưa được hình thành. Khu vực Quảng Tiến, Quảng Cư cần một điểm thu hút đầu tư mang tính cộng đồng, và cũng là không gian phát huy truyền thống văn hóa tâm linh và văn hóa dân gian tôn vinh các danh thần và tướng lĩnh như Bà Triều, Liễu Hạnh công chúa dạy dân dệt the dệt lụa, Đề Lĩnh – Tổ sư nghề vật, Đô đốc Nguyễn Sĩ Dũng – danh tướng thời Quang Trung…Đây cũng là không gian làm sống lại các nghề truyền thống như dệt lưới súc, dệt the lụa, làm chà đánh cá chim…hay điệu hò Sông Mã nổi tiếng của tỉnh Thanh.
Không gian đó chính là Công viên văn hóa Bắc Sầm Sơn.
Từ điểm Lưu niệm đón đồng bào Miền Nam tập kết đến Công viên văn hóa có một con đường (hiện trạng và trong quy hoạch chi tiết vùng Quảng Tiến) dài khoản 2250m. Trên con đường này có điểm Lưu niệm đón đồng bào Miền Nam tập, chùa Phủ Hới, đền thờ Đô đốc Nguyễn Sĩ Dũng, 2 công viên được quy hoạch số cv-1 (0.75 ha) và số cv- 2 (0.5ha), chùa Khải Nam, đền Cá Lập, giếng nước đồng bào Miền Nam tập kết sử dụng và Công viên văn hóa. Có thể gọi con đường này là Con đường ký ức của Sầm Sơn. Tổ hợp không gian này cần được lập quy hoạch chi tiết thành một không gian văn hóa –tâm linh - lưu niệm – du lịch cho cộng đồng người dân Bắc Sầm Sơn nói riêng và cho thị xã Sầm Sơn nói chung. Đây cũng sẽ là một điểm thu hút và lưu nghỉ của khách du lịch trong và ngoài nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Sầm Sơn. 
(Nơi đây Đảng bộ và nhân dân Sầm Sơn từ 15 tháng 10 năm 1954 đến 01 tháng 05 năm 1955 đã đón 1869 thương bệnh binh, 47.346 cán bộ, 5.922 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ chiến sĩ Miền Nam tập kết ra Bắc theo Hiệp định Gieneve về Việt Nam) 
 
 
 
(Công trình văn hóa tín ngưỡng)
 
(Giếng nước)
 
 
(Cảnh quan thiên nhiên)
 
2- Mục tiêu và yêu cầu phát triển
2.1 – Mục tiêu:
            Xây dựng một Tổ hợp không gian công viên – cây xanh với các nội dung: Không gian Lưu niệm đón tiếp đồng bào Miền Nam tập kết, Con đường ký ức của Sầm Sơn và Công viên văn hóa phù hợp với Quy hoạch chi tiết khu vực Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn đã được UBND Thị xã Sầm Sơn phê duyệt ngày 10/5/2007 – số 390/QĐ-UBND; phù hợp với QHC thị xã Sầm Sơn đến năm 2020.
            Tạo lập các cơ sở pháp lý cho việc quản lý đất đai và xây dựng theo quy hoạch theo hướng văn minh và phát triển bền vững.
2.2 – Yêu cầu phát triển không gian và cảnh quan đô thị:
            - Không gian Lưu niệm đón tiếp đồng bào Miền Nam tập kết bao gồm:
nhà lưu niệm, sân và biểu tượng của sự kiện, vườn hoa cây xanh công cộng kéo dài đến bến tàu trên sông Mã. Không gian Lưu niệm là một tổ hợp cảnh quan cây xanh và công trình lưu giữ sự kiện Đảng bộ và nhân dân Sầm Sơn đã đón tiếp hàng vạn đồng bào Miền Nam tập kết, đồng thời là một không gian thoáng mở xanh trong hệ thống khu công nghiệp Bắc Sầm Sơn đã được quy hoạch.
            - Con đường ký ức là một tuyến xanh chủ yếu dành cho người đi bộ. Tuyến xanh sẽ được thiết kế chủ yếu là hai bên vỉa hè của tuyến giao thông theo quy hoạch. Các công trình tín ngưỡng như chùa Phú Hới, đền Đô đốc Nguyễn Sĩ Dũng, chùa Khải Nam, đền Cá Lập cần được thiết kế cảnh quan bên ngoài phù hợp với nội dung của tuyến và tuân theo Quy hoạch chi tiết 1/500 Vùng Quảng Tiến đã được phê duyệt. Công viên (theo quy hoạch chi tiết) số 1 và số 2 cần được thiết kế như vườn hoa công viên công cộng, là điểm nghỉ trên tuyến. Không gian khu vực Giếng nước cần được thiết kế như một vườn lưu niệm, tôn tạo giếng nước và có bia ghi lại chứng tích nơi đây. Toàn tuyến cần nghiên cứu trồng nhiều cây dừa, vừa là loại cây phổ biến bản địa vừa là loại cây có ý nghĩa tượng trưng cho Miền Nam. Trên tuyến cần nghiên cứu các không gian và điều kiện để người dân có thể phát triển các dịch vụ phục vụ cồng đồng và du khách với mục đích làm cho tuyến đường thêm sống động và việc làm cho người dân sinh sống trên tuyến.
            - Công viên Văn hóa là một không gian xanh lớn của khu vực Bắc Sầm Sơn. Công viên cần được thiết kế bảo đảm các sinh hoạt tâm linh và nghỉ ngơi của cộng đồng, đồng thời phải là một điểm du lịch tham quan hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Các khu chức năng cần làm sống dậy các truyền thống văn hóa của địa phương, các nghề truyền thống cần lưu giữ, các đặc sản văn hóa tinh thần và ẩm thực cũng như các hoạt động thể thao và vui chơi giải trí truyền thống và hiện đại cho công chúng và du khách. Công viên là một điểm du lịch và tham quan nên cần có các dịch vụ du lịch hấp dẫn và lưu giữ được du khách. Thiết kế cảnh quan và kiến trúc cần theo hướng truyền thống và hiện đại, giản dị nhưng giàu ấn tượng và khả thi trong điều kiện kinh tế địa phương. Công viên nằm ở phía Nam Đại lộ Nam Sông Mã, điểm đầu vào vùng Bắc Sầm Sơn nên cần tạo ra một ấn tượng thẩm mỹ, một biểu tượng cho vùng Bắc Sầm Sơn.
II/ Các căn cứ lập quy hoạch
1-      Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
2-      Quyết định của UBND thị xã Sầm Sơn về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu vực Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa số 390/QĐ – UBND ngày 10/5/2007
3-      Đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa do Viện Quy hoạch xây dựng Thanh Hóa lập tháng 02 năm 2007
4-      Luật Quy hoạch ngày 26/11/2003
5-      Nghị định số 08/2005/NĐ – CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về việc quy hoạch xây dựng
6-      Quy định nội dung thuyết minh Nhiệm vụ và Đồ án quy hoạch xây dựng/ Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2008/QĐ – BXD ngày 31/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
7-      Tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng của Bộ Xây dựng ban hành
8-      Các số liệu, tài liệu, bản đồ khảo sát địa hình trong khu vực nghiên cứu quy hoạch
9-      Hợp đồng thiết kế “ Qui hoạch đầu tư xây dựng khu lưu niệm đón tiếp, đồng bào và bộ đội miền Nam tập kết tại Sầm Sơn năm 1954-1955”
III/ Các yêu cầu nội dung nghiên cứu quy hoạch
1- Ranh giới và phạm vi nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu được giới hạn như sau (theo giới hạn của đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực Quảng Tiến đã được phê duyệt)
-          Khu Lưu niệm:
+ Phía Bắc giáp bến tàu cảng sông Mã
+ Phía Nam giáp đường quy hoạch
+ Phía Đông giáp khu công nghiệp quy hoạch
+ Phía Tây giáp khu công nghiệp quy hoạch
+ Diện tích: 4000 m2 ( 0.4 ha)
-          Tuyến đường Ký ức Sầm Sơn:
+ Đoạn 1: Hai bên tuyến đường quy hoạch phía nam khu công nghiệp Bắc Quảng Tiến, từ Khu Lưu niệm đến Căn cứ hải quân 432. Mỗi bên rộng 10m, dài 700m, diện tích 14000m2.
+ Đoạn 2: hai bên tuyến đường quy hoạch từ Căn cứ Hải quân 432 qua chùa Phủ Hới đến đền Đô đốc Nguyễn Sĩ Dũng, qua 2 công viên quy hoạch, qua chùa Khải Nam, đền Cá Lập, qua Giếng nước đến khu công viên – cây xanh quy hoạch. Đoạn này dài 1490m, mỗi bên rộng 15m, diện tích phần tuyến 44700 m2. Diện tích cảnh quan bên ngoài chùa Phủ Hới rộng 1600m2, bên ngoài chùa Khải Nam rộng 4200m2, khu vực giếng nước rộng 2000 m2. Tổng diện tích toàn tuyến: 71250 m2 (7.125 ha)
-          Công viên Văn hóa:
+ Phía Bắc giáp Đại lộ Nam Sông Mã
+ Phía Nam giáp đường quy hoạch thuộc phường Trung Sơn
+ Phía Đông giáp đường quy hoạch
+ Phía Tây giáp sông Đơ.
+ Diện tích: 46.8 ha
-          Tổng diện tích khu vực nghiên cứu:
0.4 ha + 7.125 ha + 46.8 ha = 54.325 ha
2 – Các tính chất của khu vực nghiên cứu:
2.1 – Địa hình: Khu vực nghiên cứu có 2 dạng địa hình.
- Phần Khu Lưu niệm và Tuyến đường ký ức địa hình cao, bằng phẳng, thuộc loại đất xây dựng thuận lợi, cao độ trung bình 4.2m
- Khu vực Công viên Văn hóa ven sông Đơ địa hình thấp, chủ yếu là đất nông nghiệp, thuộc loại đất xây dựng ít thuận lợi, cao độ trung bình 0.75m
2.2 – Khí hậu:
            - Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 250C. Mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình 200C. Khu vực chiụ ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc. Mùa nóng chịu ảnh hưởng gió Tây khô nóng. Lạnh nhất có thể xuống tới 50C, nóng nhất có thể lên 400C. Nhiệt độ trung bình năm: 230C, tối đa trung bình cao 270C.
- Độ ẩm không khí: trung bình 85%, cao nhất vào tháng 3 là 90%, thấp nhất vào tháng 7 là 81%
- Gió bão: là cửa ngõ đón gió Đông Nam thổi vào, tốc độ trung bình 1.8m/giây. Gió Đông Nam vào tháng 4 đến tháng 9. Gió Đông Bắc vào tháng 10 đến tháng 12. Bão đổ bộ vào từ tháng 6 và nhiều nhất trong tháng 9, cấp bão 13, 38 – 40m/giây
- Mưa: Tổng lượng mưa trung bình khoản 1700 1800 mm và nhiều biến động trong năm.
2.3 – Điều kiện thủy văn:
            Khu vực chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của hệ thống sông Chu và sông Mã.. Chế độ thủy triều không thuần nhất, chu kỳ triều trên dưới 24 giờ. Thời gian triều lên ngắn, khoản 9 giờ, triều xuống từ 14 giờ đến 15 giờ.
            Độ mặn cửa sông dưới 32% đến 35%.
2.4 – Địa chất khu vực:
            Khu Lưu niệm và Tuyến đường Ký ức Sầm Sơn có địa chất tốt cho xây dựng, nước ngầm không nhiễm mặn, cao từ 1.0 đến 1.4m. Khu Công viên văn hóa thấp, đất, đất yếu, tuy nhiên chủ yếu là cảnh quan cây xanh, xây dựng công trình ít, cần có biện pháp khi thi công các công trình trong công viên.
Cường độ đất đạt đến 1.5 kg/cm2.
2.5 – Cảnh quan: cảnh quan khu vực nghiên cứu có nhiều đặc tính thay đổi, mang đậm chất cư dân miền biển. Từ cảnh quan tấp nập thuyền đánh cá trên sông Mã đến cảnh quan êm đềm của khu dân cư làng biển và cảnh quan nên thơ của sông Đơ bao quanh tạo nên sắc thái độc đáo của cư dân làng biển. Các công trình tín ngưỡng trong khu vực nghiên cứu tạo nên các không gian tâm linh và chất hướng nội của tổ hợp không gian nghiên cứu quy hoạch.
3- Hiện trạng
3.1 – Tại khu vực dự kiến quy hoạch Khu lưu niệm là khu đất kho, 5 nhà tạm 1 tầng và 1 nhà 2 tầng, diện tích còn lại là đất bãi. Khu đất này trong Quy hoạch chi tiết khu vực Quảng Tiến là khu công nghiệp cảng cá.
3.2 – Hiện trạng Tuyến đường Ký ức Sầm Sơn: ngoài các công trình tín ngưỡng được bảo tồn và tôn tạo, phía Bắc là một tuyến 250m đi qua khu dân cư thôn Vạn Lợi nối liền với tuyến đường hiện trạng đến Căn cứ Hải quân. Toàn bộ tuyến này được Quy hoạch chi tiết khu vực Quảng Tiến xác định là tuyến giao thông.
Đoạn từ Căn cứ Hải quân qua chùa Phủ Hới đến đền Đô đốc Nguyễn Sĩ Dũng là một tuyến đường nội bộ thôn Trung Thịnh.
Đoạn từ đền Đô đốc Nguyễn Sĩ Dũng đến Giếng nước không đi qua khu dân cư, qua các ao và ruộng màu. Tuyến này cũng được Quy hoạch chi tiết khu vực Quảng Tiến xác định là tuyến giao thông.
Đoạn từ Giếng nước đến cổng chính của Công viên Văn hóa là tuyến đường quy hoạch đi qua khu dân cư thôn Bình Tân. Tuy nhiên các tác giả của Quy hoạch chi tiết khu vực Quảng Tiến đã sử dụng phần lớn chiều dài của tuyến là các đoạn đường nội bộ, chỉ cắt qua khoản 10 nhà.
3.3 – Toàn bộ diện tích của Công viên Văn hóa là đất ruộng và ao hồ.
3.4 – Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:
- Hiện trạng giao thông: như đã nêu trên, đoạn qua thôn Vạn lợi chưa có đường, chỉ được Quy hoạch chi tiết khu vực Quảng Tiến xác định là tuyến giao thông. Các tuyến giữa từ Căn cứ Hải quân đến đền Đô đốc là đường nội bộ. Từ đền Đô đốc đến Giếng nước chưa có tuyến đường. Đoạn đi qua thôn Bình Tân phần lớn là các tuyến đường nội bộ, chưa được kết nối thành tuyến quy hoạch. Khu vực Công viên Văn hóa chưa có hệ thống giao thông.
- Hệ thống cấp điện: Gần Khu Lưu niệm, thuộc thôn Tân Lập có 01 trạm 100KVA-22/04kv. Trên tuyến đường hiện trạng thuộc thôn Vạn Lợi đến Căn cứ Hải Quân có các trạm biến áp sau: 01 trạm 100KVA-22/04kv, 01 trạm 320KVA-22/04kv, 01 trạm 35KVA-22/04kv, 01 trạm 180KVA-22/04kv và trong căn cứ Hải quân có trạm 100KVA-22/04kv. Các khu vực khác trong tuyến Ký ức và trong Công viên Văn hóa không có trạm biến áp nào.
Nguồn điện được lấy từ hệ thống điện quốc gia thông qua trạm biến áp trung gian Sầm Sơn.
-          Hiện trạng cấp nước: Khu vực Tuyến đường Ký ức và Khu Lưu niệm đi qua khu dân cư có hệ thống cấp nước nhưng người dân sử dụng không nhiều. Nước ngầm khai thác tại chổ, sâu 3 – 4m là có nước ngọt, chất lượng tương đối tốt cho nước sinh hoạt.
-          Hệ thống thoát nước: Khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống thoát nước.
-          Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc tốt, toàn vùng đã phủ sóng điện thoại di động.
3.5 – Các dự án có liên quan:
-          Quy hoạch mở rộng Cảng Hới
-          Dự án Đại lộ Nam sông Mã
-          Dự án khu tránh bão cho tàu thuyền
 
4 – Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của đồ án
4.1 – Nội dung và tính chất các khu chức năng:
            Đồ án có ba (03) khu chức năng chính:
-          Khu Lưu niệm nơi Đảng bộ và nhân dân Sầm Sơn đã đón đồng bào và chiến sĩ, học sinh Miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 – 1955. Khu vực này có nhà lưu niệm và không gian ngoài trời trưng bày và gợi nhớ đến tinh thần đoàn kết, đùm bọc chăm nuôi của Đảng bộ và nhân dân Sầm Sơn đối với nhân dân Miền Nam và đồng bào, chiến sĩ, học sinh Miền Nam đã tập kết nơi đây. Đây là một khu văn hóa lưu niệm, một Vườn lưu niệm.
-          Công viên Văn hóa Bắc Sầm Sơn: là không gian tái lập các hoạt động văn hóa truyền thống vùng Bắc Sầm Sơn nói riêng và thị xã Sầm sơn nói chung, từ các làng nghề đến các truyền thống ẩm thực và văn hóa phi vật thể như các lễ hội, các điệu hò sông Mã…của vùng Bắc Sầm Sơn, thị xã Sầm Sơn và xứ Thanh nói chung. Cùng với các hoạt động thể thao, giải trí, du lịch sinh thái các hoạt động văn hóa truyền thống sẽ tạo nên sức hút cho du khách trong và ngoài nước. Đây là không gian văn hóa – du lịch, nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân Sầm Sơn và là điểm tham quan, du lịch và dừng chân của du khách trong và ngoài nước. Đây là Công viên Văn hóa – Du lịch Bắc Sầm Sơn.
-          Để kết nối 2 khu vực trên, kết hợp với các công trình tín ngưỡng và dấu tích nơi đồng bào tập kết sinh sống trong thời gian từ ngày 15/10/1954 đến ngày 01/5/1955 tạo thành Con đường Ký ức Sầm Sơn. Con đường này vừa là tuyến thăm quan, du lịch tâm linh vừa là tuyến đi bộ kết hợp với các hoạt động thương mại và dịch vụ trên tuyến làm thành một không gian luôn sống động và đầy ký ức. Đây là Con đường ký ức Sầm Sơn
4.2 – Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và nội dung sử dụng đất của đồ án:
 

TT
Công trình
Tiêu chuẩn
Diện tích đất m2
Diện tích xd m2
Ghi chú
A
Công viên văn hóa
 
468000
23735
 
Khu văn hóa lễ hội
 
60000
2878
 
1
Đài lưu niệm
 
30000
-
Lưu dấu và tôn vinh cuộc sống và ký ức Sầm Sơn như cảnh dệt lưới súc, chuyện Bà Triều, cảnh làm chà, hình ảnh Bác Hồ về thăm Sầm Sơn, cảnh đón đồng bào Miền Nam tập kết….
2
Phù điêu
 
-
3
Bia đá
 
-
Ghi dấu và tôn vinh truyền thống văn bia Thanh Hóa và các danh nhân Sầm Sơn
4
Tượng danh nhân
 
-
5
Cầu đi bộ
 
1050
-
Dài 200m, rộng 3.0m, kết cấu thép
6
Sân lễ hội
 
3500
700
Mit tinh max: 8000 người, khán đài 350 – 400 chổ
7
Nhà trung tâm
 
3555
1422
Các hoạt động đón tiếp, hướng dẫn và dịch vụ du lịch, trình diễn nghệ thuật salon và quản ký điều hành. Mật độ 40%, 
8
Nhà hàng ăn nhanh, giải khát
1.9 – 2.1 m2/ng
1890
756
Ăn bàn: 113 chổ/ ăn nhẹ: 51 chổ
9
Cây xanh và vườn
 
20005
-
 
II
Khu thiếu niên
 
30000
3300
 
10
Trò chơi ngoài nhà
-
10500
-
2 trò cơ khí/bập bênh lưới/ bãi trượt cỏ/bãi cát/bãi bóng tròn (hơi, xốp)/ sân nước/đường đi xe đạp/ trượt patin/ cảnh quan/ đường đi/ điểm nghỉ
11
Trò chơi trong nhà
-
3300
2000
2 trò cơ khí/ điện tử/ trò khéo tay/ttrof chính xác/ trò nghệ thuật/wc/ quản lý/ kho/giao thông
12
CLB tài năng
-
1700
1200
10 lớp: mỗi lĩnh vực 2 lớp (âm nhạc, hội họa,thủ công,thể thao, tin học,)/ phòng giáo viên/quqnr lý/wc/ kho/ giao thông
13
Nhà kem/ giải khát/ ăn nhanh
1.5 – 1.9 m2/ng
160
100
50 -60 chổ
14
Cây xanh và vườn
 
14400
-
 
III
Khu làng nghể - ẩm thực
 
59400
4912
 
15
Làng dệt lưới súc
-
4453
1404
Mỗi làng 3 nhà
16
Làng the, lụa
-
4453
1404
17
Làng chà
-
5180
1404
Có thêm ao, mô phỏng làm chà
18
Làng ẩm thực
1.44m2/ chổ
2058
700
200 chỏ
19
Cây xanh, vườn và hồ
 
43256
-
 
IV
Khu vui chơi giải trí
 
143000
7155
 
20
Nhà đa năng
-
3600
2160
504 chổ/ cao 7.0m/ 2 tầng/ mật độ 60%
21
Các sân thể thao ngoài trời
-
22500
400
Bóng đá: 60x90/ 4 sân bóng rổ + chuyền/ 2 sân quần vợt/ 8 sân cầu lông/ sân thể thao khác/ nhà thay quần áo, tắm, giải khát
22
CLB bơi thuyền
-
5451
1953
Nhà CLB: 24x18=432 m2/nhà thuyền+lớp tập luyện: 39x39= 1521
23
Kênh đua thuyền
-
-
-
Ngoài sông Đơ: 24x1500=36000
24
Bến thuyền du lịch
-
1188
306
Đi thuyền nghe hò sông Mã. 4 thuyền
25
Trung tâm Spa&Night club
-
2622
1836
- Spa nam, nữ
- Clasic dance, discotheque
26
Nhà hàng đặc sản
-
1000
500
 
27
Cây xanh và vườn
-
106639
 
 
V
Công viên sinh thái
 
90500
4000
 
28
Khu rừng, vườn sinh thái
 
50500
-
 
29
Khu nhà nghỉ (resort)
20-25m2/gi
40000
2500
20 bungalows, 1 bến thuyền du lịch, 1 nhà hàng, đón tiếp, quản lý. Mật độ 10%
30
Nhà hàng, đón tiếp, quản lý, bến thuyền
 
1500
VI
Các công trình khác
 
85100
1490
 
31
Cổng chính
-
1200
 
 
32
Vọng lâu
-
200
50
Ngắm cảnh, cao 10 – 15 m, 2 vọng lâu
33
Bãi xe
25m2/xe con, 3m2/xe máy
3300
-
50 xe con, 20 xe lớn, xe máy
31
Hạ tầng kỹ thuật
-
1000
200
Trạm điện, cấp nước, xử lý nước thải
32
Kho và nhà xưởng sửa chữa
-
1000
400
 
33
Nhà nghỉ nhân viên
-
1200
840
Nhân viên khoản 250 người/ nhà ăn: 100 chổ, thay quần áo, tắm, wc cho 50 chổ/ nhà nghỉ 50 chổ
34
Hồ và vườn trung tâm
-
50400
-
 
35
Đường ô tô nội vi
-
23000
-
 
36
Vườn ươm và cây xanh cách ly
-
3800
-
 
B
Khu Lưu niệm
 
4000
200
 
37
Nhà lưu niệm
 
500
200
 
38
Sân và tượng đài
 
1500
-
 
39
Vườn cảnh
 
2000
-
 
C
Con đường ký ức Sầm Sơn
 
71250
-
 
40
Cảnh quan tuyến đường
 
45000
-
Mối bên hè đường rộng 10m
41
Hai vườn cảnh
 
20750
-
 
42
Vườn cảnh phía đông chùa Khải nam
 
3500
-
 
43
Khu vực giếng nước
 
2000
-
 
 
Tổng
 
543250
23935
 
D
Hạ tầng kỹ thuật
 
 
 
 
 
Tiêu chuẩn cấp nước
200-250 l/ng/ngđ
-
-
Hoạt động văn hóa – du lịch, thể thao trong vùng khí hậu nóng
 
Tiêu chuẩn cấp điện
300W/ng
-
-
 
 
Tiêu chuẩn thoát nước thải
200-250 l/ng/ngđ
-
-
 
 
Lượng rác thải
1-2 kg/ng/ngđ
-
-
 
 
Tỉ lệ đất giao thông/đất Công viên
5-8%
-
-
 

 
Tổng diện tích: 54.325 ha
- Công viên Văn hóa: 46.8 ha
- Khu lưu niệm: 0.4 ha
- Con đường ký ức: 7.125 ha
5 – Nội dung quy hoạch sử dụng đất
5.1 – Cơ cấu và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và quy hoạch sử dụng đất:
            Lập ít nhất 2 phương án quy hoạch và lựa chọn phương án tối ưu đảm bảo các tiêu chí sau:
-          Phù hợp với Quy hoạch chi tiết khu vực Quảng Tiến đã được phê duyệt
-          Cơ cấu và nội dung không gian quy hoạch bảo đảm và nêu lên được các truyền thống văn hóa vật thể và phi vật thể của khu vực Bắc Sầm Sơn, cũng như một số hình thức văn hóa được lựa chọn của thị xã Sầm Sơn và trong tỉnh Thanh Hóa đồng thời đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí, tập luyện thể thao của người dân Bắc Sầm Sơn
-          Hình thức không gian mang tính hiện đại kết hợp tính truyền thống bản địa của khu vực. Cảnh quan khu vực có tính thẩm mỹ hiện đại, sinh thái, bền vững và có sức hút đối với du khách trong và ngoài nước, là một điểm đến hấp dẫn của du lịch Sầm Sơn.
-          Đáp ứng các yêu cầu hạ tầng kỹ thuật hiện đại và khả thi.
-          Mật độ xây dựng tổng thể dưới 15%. Công trình kiến trúc chủ yếu là 01 tầng, cao nhất là 02 tầng.
5.2 – Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
-          Giao thông khu Lưu niệm: tuân theo Quy hoạch chi tiết khu vực Quảng Tiến đã được phê duyệt
-          Giao thông trên Con đường ký ức: phần giao thông cơ giới tuân theo Quy hoạch chi tiết khu vực Quảng Tiến đã được phê duyệt. Phần đi bộ mở rộng hè đường mỗi bên 10m vừa cho người đi bộ và đủ diện tích làm cảnh quan tuyến đi bộ
-          Giao thông trong Công viên Văn hóa ngoài tuyến đường cảnh quan của lối vào chính, các tuyến đường khác có mặt cắt lòng đường từ 5.5 đến 7.5m, vỉa hè linh hoạt tùy theo các tuyến cụ thể.
-          Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng: Khu Công viên có cao độ đất thấp, các khu vực xây dựng cần tôn nền cao hơn cao độ ngập lụt 3.0m. Các khu khác theo quy hoạch chi tiết đã được duyệt
-          Cấp nước: dùng nguồn nước của dự án ADB cấp nước Thanh Hóa – Sầm Sơn đã đi vào hoạt động
-          Thoát nước: thoát nước khu Lưu niệm và Con đường ký ức theo quy hoạch đã được duyệt. Nước mưa khu Công viên dẫn ra hồ (đào mới) và ra sông Đơ, nước thải cần xây dựng khu xử lý nước thải và thoát ra hệ thống thoát nước thải theo Quy hoạch chi tiết khu vực Quảng Tiến đã được phê duyệt
-          Cấp điện: xây dựng mới trạm biến áp cho Công viên Văn hóa, các khu vực khác sử dụng các trạm hiện có
-          Rác thải: xử lý và thu gom hàng ngày tập trung tại địa điểm theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt


5.3 – Thiết kế đô thị
            Đồ án thiết kế Công viên Văn hóa và Khu lưu niệm đón tiếp cán bộ, chiến sĩ và đồng bào Miền Nam tập kết tại Sầm Sơn có tỉ trọng lớn về Thiết kế đô thị. Nhiệm vụ chính của thiết kế đô thị trong đồ án này là tạo lập các hình thức không gian, các đặc tính cảnh quan có giá trị thẩm mỹ đặc trưng, có ấn tượng sâu sắc và gần gũi với người dân địa phương nhằm gợi nhớ đến các truyền thống văn hóa địa phương, các sự kiện lịch sử trong vùng và phát huy các truyền thống đó góp phần xây dựng vùng Bắc Sầm Sơn thành một đô thị phát triển bền vững có bản sắc riêng. Qua đó tạo được sức hút đôi với khách du lịch trong và ngoài nước. Đồng thời đề xuất được các giải pháp kiến trúc và quản lý đô thị khả thi phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và văn hóa của địa phương, phù hợp với xu hướng phát triển đô thị xanh, đô thị sinh thái. Khai thác hợp lý các tài nguyên hiện có của địa phương, xây dựng các hình ảnh đô thị có giá trị thẩm mỹ cao, hấp dẫn, nhiều ấn tượng và có bản sắc riêng.
            Khu Lưu niệm cần tạo ra các hình tượng và cảm nhận cảnh quan về tình đoàn kết Bắc Nam, về ký ức một thời đấu tranh để thống nhất đất nước, về tấm lòng của Đảng bộ và nhân dân Sầm Sơn đã đón tiếp và chăm nuôi cán bộ, chiến sĩ và đồng bào Miền Nam tập kết.
            Con đường ký ức Sầm Sơn cần tạo lập các không gian tâm linh liên hoàn, các điểm nhấn cảnh quan đô thị chủ yếu thông quan không gian xanh và các kiến trúc tâm linh. Cần lựa chọn loại cây xanh tiêu biểu, có tính đặc trưng, ví dụ như cây dừa có nhiều ở Thanh Hóa và ở Miền Nam. Đây là một tuyến đường đi bộ, cần đề xuất các hoạt động thương mại và dịch vụ tạo nên sức sống cho con đường và việc làm cho người dân địa phương.
            Công viên Văn hóa cần đề xuất xây dựng các hình ảnh cảnh quan và công trình kiến trúc cũng như các yếu tố cảnh quan như cầu, đường đi bộ, quảng trường, sân vườn, bến thuyền, lầu vọng cảnh, mặt nước và cây xanh... có tính trang trọng cho các hoạt động lễ nghi, lễ hội; vừa có tính đa dạng cho các hoạt động nghỉ ngơi giải trí, thể thao và đặc biệt phải có tính độc đáo, bản sắc cho các không gian truyền thống như làng nghề, làng ẩm thực, đi thuyền nghe hò sông Mã...Tính chất xanh, sinh thái và truyền thống văn hóa là đặc tính chính của không gian, hình tượng tạo hình, hình ảnh ảnh quan và phong cánh kiến trúc của Công viên Văn hóa.
            Các đề xuất quy hoạch và kiến trúc trong thiết kế đô thị cần phù hợp với Quy hoạch chi tiết khu vực Quảng Tiến đã được phê duyệt.
5.4 – Dự án ưu tiên đầu tư:
            Ưu tiên đầu tư Khu lưu niệm đón tiếp đồng bào Miền Nam tập kết vì có thể kêu gọi vốn đầu tư từ các tập thể, cá nhân, doanh nhân trước đây đã tập kết tại Sầm Sơn và diện tích Khu lưu niệm nhỏ
            Cải tạo, chỉnh trang và kết nối Con đường ký ức Sầm Sơn.
            Xây dựng Khu lưu niệm và khu lễ hội trong Công viên Văn hóa.


6 – Đánh giá tác động môi trường
6.1 – Tác động môi trường tự nhiên:
            Trong quá trình xây dựng các hoạt động xây dựng sẽ có chất thải trong môi trường, tuy nhiên do tính chất xanh của đồ án sẽ không tác động lớn đến môi trường tự nhiên. Cần chú ý điều hòa công tác đào đắp và tránh tác động xấu đến hệ sinh thái tự nhiên của khu vực.
            Hoạt động xây dựng không ảnh hưởng nhiều đến hình thái tự nhiên và hiện trạng ở Khu lưu niệm tập kết và con đường ký ức Sầm Sơn. Hoạt động xây dựng ở khu Công viên Văn hóa thay đổi đáng kể hình thái và môi trường và phần nào đến hệ sinh thái tự nhiên của khu vực
            Khi dự án đưa vào sử dụng, chất thải sinh hoạt là chính, cần được thu gom và tập trung xử lý.
6.2 – Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường:
            Cần có các biện pháp có tính pháp lý để quản lý các hoạt động xây dựng. Áp dụng các biện pháp kinh tế kỹ thuật tiên tiến để giảm thiểu chất thải và ô nhiểm không khí và môi trường. Áp dụng các nguyên tắc phát triển bền vững để bảo tồn và phát triển tài nguyên trong khu vực xây dựng và triển khai hoạt động sau này.
            Xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và thể chế hóa các văn bản pháp quy, quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết. Tăng cường công tác giáo dục truyền thống và nâng cao dân trí cho người dân địa phương.
IV/ Hồ sơ sản phẩm và dự toán kinh phí
1-      Hồ sơ sản phẩm:

TT
Tên sản phẩm
Ký hiệu bản vẽ
Tỉ lệ
bản vẽ
1
Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất thiết kế
QH-01
1/5000
2
Bản đồ hiện trạng kiến trúc, cảnh quan và hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
QH-02
1/500
3
Bản đồ đánh giá quỹ đất xây dựng
QH-03
1/500
4
Sơ đồ cấu trúc không gian chức năng 2 phương án đề xuất và Phương án chọn
QH-04
1/2000
5
Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất
QH-05
1/500
6
Bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
QH-06
1/500
7
Các bản vẽ thiết kế đô thị:
 
 
Thiết kế đô thị điển hình Khu lưu niệm
TKĐT-01
Tùy thuộc nội dung
Thiết kế đô thị điển hình Con đường ký ức
TKĐT-02
Thiết kế đô thị điển hình
TKĐT-03
8
Bản đồ quy hoạch hệ thống giao thông
QH-07
1/500
9
Bản đồ chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng
QH-08
1/500
10
Bản đồ chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng
QH-09
1/500
11
Bản đồ quy hoạch cấp nước
QH-10
1/500
12
Bản đồ quy hoạch thoát nước thải
QH-11
1/500
13
Bản đồ quy hoạch cấp điện và chiếu sáng công cộng
QH-12
1/500
14
Bản đồ tổng hợp đường ống đường dây
QH-13
1/500
15
Thuyết minh tổng hợp ( đánh giá tác động môi trường trong thuyết minh)
 
 
16
Thuyết minh tóm tắt, hồ sơ số báo cáo, tờ trình xin phê duyệt, dự thảo quyết định phê duyệt, quy định quản lý đô thị theo đồ án quy hoạch
 
 

 
2-      Số lượng sản phẩm:
-          Hồ sơ thuyết minh: 7 bộ, A3
-          Hồ sơ màu (báo cáo) : 1 bộ (A0)
-          Hồ sơ đen trắng: 7 bộ A0
3-       Dự toán kinh phí :
Căn cứ thông tư số 17/2010/TT-BXD ngày 30/09/2010 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.
- Chi phí lập đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500:
54,325 ha x 14.239.650 đ/ha x 1,1      =          850.926.000 đồng
- Chi phí lập nhiệm vụ quy hoạch:
850.926.000 đồng x 4.75%                 =           40.419.000 đồng
-          Tổng giá trị HĐ sau thuế: 891.345.000 đồng (Tám trăm chín mươi mốt triệu ba trăm bốn mươi nhăm nghìn đồng chẵn)
-          Giá trị Hợp đồng trên chưa bao gồm chi phí làm mô hình quy hoạch.
Trong đó:
4,82% là định mức lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng (được tính nội suy)
-          Giá trị thanh lý hợp đồng theo giá trị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
V/ Tổ chức thực hiện:
1-      Thời gian thực hiện:
-          Bắt đầu từ ngày Nhiệm vụ thiết kế quy hoạch được duyệt
-          Hoàn thành sau 07 tháng ( không kể thời gian phê duyệt)
     2 – Tiến độ thực hiện:
-          Khảo sát thực địa, nghiên cứu phương án: 60 ngày
-          Lập hồ sơ báo cáo UBND các cấp: 60 ngày
-          Lập hồ sơ thẩm định: 45 ngày
-          Lập hồ sơ trình duyệt: 45 ngày
  
 3 – Cơ quan thực hiện:
-          Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn kiến trúc – Hội KTS Việt Nam
-          Cơ quan chủ đầu tư: UBND Thị xã Sầm Sơn
-          Cơ quan thẩm định: phòng Quản lý đô thị UBND Thị xã Sầm Sơn
-          Cơ quan phê duyệt: UBND Thị xã Sầm Sơn
 
 
Chủ trì thiết kế: KTS Nguyễn Luận 
                                                                      
                                                                                             Quản trị mạng: Lữ Trọng Văn