0 người đang online

Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh Thanh Hoá giám sát công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố Sầm Sơn.

Đăng ngày 21 - 10 - 2021
100%

Sáng ngày 21/10/2021, Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh Thanh Hoá do đồng chí Lê Thị Như Hoa, Phó Trưởng Ban Văn hóa- xã hội HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã thực hiện giám sát tại Thành phố Sầm Sơn về công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn từ năm 2017 đến nay. Làm việc với đoàn giám sát có các đồng chí Bùi Quốc Đạt, UV Ban Thường Vụ, Phó Chủ tịch UBND thành phố; các đồng chí trưởng phòng, ban, đơn vị có liên quan và chủ tịch UBND các phường: Trường Sơn, Bắc Sơn, Quảng Cư.

Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh Thanh Hoá giám sát công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố Sầm Sơn.

         Trước khi làm việc, Đoàn đã đi khảo sát thực tế tại các di tích - văn hóa: Đền thờ Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn, Chùa Khải Minh - Phường Bắc Sơn và di tích lịch sử Chi bộ Cố Gắng - phường Quảng Cư.

        Theo báo cáo của UBND thành phố Sầm Sơn, trên địa bàn thành phố hiện có 50 di tích được kiểm kê, trong đó có 39 di tích đã được xếp hạng, gồm 1 di tích quốc gia đặc biệt, 8 di tích quốc gia, 30 di tích cấp tỉnh. Từ năm 2017 đến nay, công tác quản lý về di tích luôn được các cấp, ngành quan tâm thực hiện, đạt nhiều kết quả nổi bật. Thành phố đã có 8 di tích được thống nhất chủ trương cho phép tu bổ, tôn tạo, trong đó có 3 di tích đã tu bổ xong; 1 di tích đang triển khai tu bổ; 3 di tích đang hoàn thiện thủ tục, hồ sơ và 1 di tích được hỗ trợ kinh phí chống xuống cấp của Tỉnh. Nguồn kinh phí tu bổ các di tích đã hoàn thành và đang triển khai tu bổ trên dịa bàn thành phố từ năm 2017 đến nay là 18 tỷ đồng, trong đó kinh phí hỗ trợ chống xuống cấp của tỉnh là 500 triệu, nguồn ngân sách địa phương là 11 tỷ đồng, và nguồn kinh phí xã hội hoá là 7 tỷ đồng. Công tác phát huy các giá trị di tích trên địa bàn thành phố được đẩy mạnh, hàng năm các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn thành phố đón trên 3 triệu lượt khách đến thăm quan, tìm hiểu, dâng hương. Các lễ hội truyền thống của thành phố luôn giữ nét truyền thống văn hóa, phù hợp với thuần phong mỹ tục địa phương.

Đồng chí Đỗ Quang Trọng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại buổi giám sát.

        Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn thành phố vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã phường chưa thường xuyên, kịp thời; công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chưa thực sự hiệu quả; công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa, quảng bá giới thiệu di sản văn hóa còn hạn chế, chưa thu hút đông đảo người dân và khách du lịch đến thăm quan; công tác xã hội hóa và nguồn lực tu bổ, tôn tạo còn hạn chế.

Đồng chí Lê Thị Như Hoa, Phó Trưởng Ban Văn hóa- xã hội HĐND tỉnh phát biểu kết luận buổi làm việc.

        Sau khi nghe các ý kiến của các đại biểu thảo luận tại buổi làm việc và kiểm tra thực tế tại các di tích, đồng chí Lê Thị Như Hoa, Phó Trưởng Ban Văn hóa- xã hội HĐND tỉnh ghi nhận, đánh giá cao những kết quả thành phố Sầm Sơn đã đạt được trong công tác quản lý, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn thành phố thời gian qua. Đồng chí nhấn mạnh Sầm Sơn là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hoá .Trong đó, có những di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã góp phần quảng bá cho bạn bè trong nước và quốc tế về hình ảnh của tỉnh Thanh nói chung và thành phố Sầm Sơn nói riêng. Đồng chí đề nghị các cấp, các ngành cần kiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ quy hoạch di tích để giám sát chặt chẽ công tác tu bổ, tôn tạo đảm bảo đúng đề án phê duyệt, tránh tình trạng sai phạm xảy ra. Khắc phục tình trạng chậm trễ trong thực hiện tu bổ, phục hồi các công trình di tích lịch sử - văn hoá, đặc biệt khu di tích Đền An Dương Vương và di tích đền Thanh Khê. Đồng thời, tăng cường tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý di tích, hướng dẫn viên du lịch. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa nguồn lực tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá. Đồng chí Phó Trưởng Ban Văn hóa- xã hội HĐND tỉnh Lê Thị Như Hoa đề nghị Sở Văn Hóa Thể Thao và Du lịch quan tâm tới thành phố Sầm Sơn trong việc tu bổ, tôn tạo các di tích; tham mưu cho tỉnh trong việc bổ sung nguồn kinh phí hỗ trợ di tích đã xuống cấp nghiêm trọng trên địa bàn thành phố Sầm Sơn. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá, phát huy giá trị của hệ thống di tích trong chiến lược phát triển du lịch của hành phố Sầm Sơn.

Ý kiến bạn đọc
    <

    Tin mới nhất

    Đặc sắc lễ hội Cầu phúc thành phố Sầm Sơn năm 2024(25/03/2024 9:48 SA)

    Liên hoan nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật quần chúng thành phố Sầm Sơn lần thứ 2, năm 2024(25/03/2024 8:59 SA)

    Hội LHPN thành phố - Quỹ TYM: Dâng hương, dâng hoa và trồng cây xanh tại khuôn viên tượng đài Anh...(25/03/2024 4:23 CH)

    Hội thi thể thao TYM lần thứ 4 năm 2024(24/03/2024 9:20 SA)

    Lễ hội truyền thống văn hóa " Cỗ xôi " cầu phúc Đình - Chùa Lương Trung Phường Bắc Sơn năm 2024. (21/03/2024 4:47 CH)

    Lễ hội kỳ phúc truyền thống Đền Cá Lập năm Giáp Thìn 2024(21/03/2024 4:30 CH)

    Hội Chữ thập đỏ - Thành Đoàn TP Sầm Sơn: Tổ chức chương trình khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí,...(20/03/2024 2:51 CH)

    Phường Quảng Cư tổ chức lễ hội truyền thống Đền Kỳ Phúc năm 2024(19/03/2024 3:54 CH)

    °