1287 người đang online

Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Đăng ngày 15 - 09 - 2022
100%

Sáng 15-9, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu thành phố Sầm Sơn.

        Tại điểm cầu trực tuyến TP Sm Sơn , đồng chí Lê Văn Tú, Phó bí thư, Chủ tịch UNND thành phố chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có các đồng chí đại diện lãnh đạo và chuyên viên phụ trách lĩnh vực tại các phòng ban; văn phòng HĐND & UBND; phòng Nội vụ; Tài chính - Kế hoạch; đại diện lãnh đạo 11xã , phường . 

        Thời gian qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, coi trọng việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải thiện môi trường kinh doanh gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số quốc gia, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nước, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược, trong đó tập trung tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, chú trọng tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.

        Để hiện thực hóa Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả các chương trình, chiến lược quan trọng như: Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2021-2030; chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025; đề án đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo hướng số hóa và không phục thuộc vào địa giới hành chính…

         Từ năm 2021 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa 1.107 quy định của 9 bộ, ban, ngành; cắt giảm, đơn giản hóa 1.758 quy định kinh doanh; phê duyệt phương án phân cấp thẩm quyền giải quyết 699/5.187 TTHC trên 100 lĩnh vực.

        Để phục vụ người dân, doanh nghiệp, cả nước đã thành lập 11.700 bộ phận một cửa các cấp để tiếp nhận, giải quyết TTHC. Văn phòng Chính phủ đã chủ trì, phối hợp các chuyên gia, bộ, ngành, địa phương xây dựng bộ nhận diện thương hiệu bộ phận một cửa các cấp để bảo đảm tính chuyên nghiệp trong thực hiện.

        Cả nước đã có 53/63 địa phương thực hiện hợp nhất Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh. Cổng dịch vụ công quốc gia đang cung cấp 3.805 dịch vụ công trực tuyến và đã có hơn 2,8 triệu tài khoản đăng ký thực hiện.

        Các nền tảng, hệ thống thông tin quan trọng phục vụ chỉ đạo, điều hành được vận hành, phát triển, góp phần đổi mới mạnh mẽ phương thức làm việc, chuyển đổi số trong nội khối cơ quan hành chính Nhà nước. Việc gửi, nhận văn bản điện tử có ký số giữa các cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp Trung ương và địa phương đạt nhiều kết quả tích cực, giúp rút ngắn thời gian xử lý, giảm giấy tờ, bảo đảm công khai, minh bạch trong giải quyết công việc.

        Thảo luận tại hội nghị, các bộ, ngành, địa phương đã chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện; những kết quả đạt được và cách làm riêng của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị, góp phần đẩy mạnh CCHC, hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành để phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

        Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các ban, bộ, ngành và các địa phương trong triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC.

        Để khắc phục những hạn chế đã được chỉ rõ, tạo bước đột phá mới trong CCHC, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, kịp thời rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật để tạo hành lang pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số quốc gia.

        Các bộ, ngành, địa phương nêu cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành, bám sát những khó khăn, vướng mắc mà người dân, doanh nghiệp đang gặp phải để lãnh đạo, thực hiện cho phù hợp, hiệu quả. Phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, là mục tiêu phục vụ và lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC của từng cơ quan, đơn vị, qua đó tạo sự thân thiện, gần gũi giữa các cơ quan Nhà nước với người dân, doanh nghiệp.

        Để thúc đẩy việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết TTHC, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp thấy được những lợi ích thiết thực và tăng cường sử dụng. Cùng với đó, cần tiếp tục thực hiện phân cấp, phân quyền trong giải quyết TTHC, tổ chức thực thi sớm các phương án phân cấp sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tập trung thực có hiệu quả kế hoạch rà sóa, đơn giản hóa TTHC nội bộ giai đoạn 2021-2025 để nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước. Trong quá trình rà soát, đơn giản hóa TTHC phải tham vấn, lấy ý kiến hiệp hội, doanh nghiệp, người dân trên Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh.

        Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai có hiệu quả Đề án đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo Quyết định số 468/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, tiếp tục hợp nhất Cổng dịch vụ công với hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh thành một hệ thống thông tin giải quyết TTHC tập trung duy nhất của bộ, của tỉnh; nâng cấp, hoàn thiện kho quản lý dữ liệu điện tử của cá nhân, tổ chức trong hệ thống giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ việc số hóa, bảo đảm nguyên tắc người dân, doanh nghiệp chỉ cung cấp thông tin một lần cho cơ quan hành chính Nhà nước. Đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC theo đúng quy định của Chính phủ tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP và Nghị định số 45/2020/NĐ-CP, đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẽ dữ liệu phục vụ giải quyết TTHC và cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

        Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng chỉ rõ, trong thời gian qua việc thực hiện gửi, nhận văn bản và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử tại một số bộ, ngành, địa phương vẫn chưa thực hiện nghiêm. Vì vậy, phải đẩy mạnh hơn nữa việc xử lý hồ sơ, giải quyết công việc trên môi trường mạng, tạo sự chuyên nghiệp trong thực thi nhiệm vụ.

        Để thực hiện được nhiệm vụ này, các bộ, ngành, địa phương quan tâm đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, đồng thời quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn để sử dụng hiệu quả hạ tầng công nghệ thông tin được đầu tư.

 

Ý kiến bạn đọc
    <

    Tin mới nhất

    Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời các sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn(25/04/2024 2:55 CH)

    Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tổng kết thực hiện Cuộc vận động hỗ trợ nhà ở cho đồng bào sinh...(16/04/2024 10:26 SA)

    Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Sầm Sơn lần thứ VI, nhiệm kỳ...(14/04/2024 8:04 CH)

    Xã Quảng Đại: Ra mắt mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ”(14/04/2024 7:34 CH)

    Ra mắt và tập huấn xây dựng mô hình "Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ" tại xã Quảng Minh(10/04/2024 3:26 CH)

    Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “CCB gương mẫu”, phường Trường Sơn, giai đoạn 2019-2024.(06/04/2024 10:24 SA)

    Bế giảng và trao Giấy chứng nhận lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho học sinh xuất sắc khối trung...(05/04/2024 10:06 CH)

    Hội nghị lần thứ 17 Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.(05/04/2024 9:42 CH)

    °