1010 người đang online

Chức năng - Nhiệm vụ - Quyền hạn - Tổ chức của phòng Quản lý Đô thị

100%

Phòng Quản lý đô thị thành phố Sầm Sơn
Địa chỉ: Số 505, đường Lê Lợi, phường Quảng Châu, thành phố Sầm Sơn
Điện thoại: (0237) 3822 075 - 
 

STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

ĐIỆN THOẠI

ĐỊA CHỈ EMAIL

1

Lê Huy Hưng

Trưởng phòng

0915 124 558

 

2

Phạm Văn Hùng

Phó Trưởng phòng

0987 880 001

 

3

Lê Hồng Văn

Phó Trưởng phòng

0964 723 068

 

4

Phạm Thanh Tâm

Chuyên viên

 

 

5

Lê Thị Hải Yến

Chuyên viên

   

6

Nguyễn Đình Dương

Chuyên viên

   

7

Trịnh Ngọc Long

Chuyên viên

 

            

8

Đỗ Văn Tiến

Chuyên viên

 

 

I. Vị trí, chức năng:

1. Phòng Quản lý Đô thị là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Sầm Sơn, có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông - vận tải  trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.

2. Phòng Quản lý đô thị  có tư cách pháp nhân và con dấu  và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Xây dựng và  sở Giao thông - Vận tải.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn.

1. Trình UBND thành phố ban hành các quyết định, chỉ thị; các quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; các chương trình, dự án đầu tư xây dựng trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng và giao thông vận tải trên địa bàn thành phố; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng và giao thông vận tải.

2. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng và giao thông - vận tải.

3. Giúp và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng, các công trình giao thông - vận tải; quản lý vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật và  phân cấp của UBND tỉnh.

4. Giúp UBND thành phố thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng công trình và kiểm tra việc xây dựng công trình theo giấy phép được cấp trên địa bàn thành phố theo sự phân cấp của UBND tỉnh.

5. Tổ chức thực hiện việc giao nộp và lưu trữ hồ sơ, tài liệu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, hồ sơ, tài liệu hoàn công công trình xây dựng, công trình giao thông - vận tải thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành phố theo quy định của pháp luật.

6. Tổ chức lập, thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt, hoặc tổ chức lập để UBND thành phố trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.

7. Tổ chức lập, thẩm định Quy chế quản lý kiến trúc đô thị cấp II để Uỷ ban nhân dân  thành phố trình Uỷ ban nhân dân  tỉnh phê duyệt hoặc UBND thành phố phê duyệt theo phân cấp.

8. Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng các công trình theo Quy chế quản lý kiến trúc đô thị và quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức công bố, công khai các Quy chế quản lý kiến trúc đô thị, quy hoạch xây dựng; cung cấp thông tin về kiến trúc, quy hoạch xây dựng; quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; các công trình giao thông - vận tải  trên địa bàn thành phố  theo phân cấp.

9. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, duy tu, bảo trì, quản lý, khai thác, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật; các công trình giao thông - vận tải trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh và UBND thành phố.

10. Giúp UBND thành phố trong việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về nhà ở và công sở; quản lý quỹ nhà ở và quyền quản lý sử dụng công sở; các công trình giao thông - vận tải  trên địa bàn thành phố theo phân cấp của UBND tỉnh; tổ chức thực hiện công tác điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về nhà ở và công sở; đường sá và các công trình thuộc lĩnh vực giao thông - vận tải trên địa bàn thành phố.

11. Giúp UBND thành phố tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh; tổng hợp tình hình đăng ký, chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng trên địa bàn thành phố.

12. Giúp UBND thành phố quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn hoạt động đối với các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng và giao thông - vận tải trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.

13. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực quản lý của Phòng đối với các công chức chuyên môn nghiệp vụ về Địa chính - Xây dựng; Giao thông - Vận tải thuộc UBND xã, phường;

14. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng.

15. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật thuộc ngành xây dựng,  giao thông - vận tải báo cáo UBND thành phố xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí trong ngành xây dựng  và giao thông vận tải theo quy định của pháp luật và phân công của UBND thành phố.

16. Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND thành phố, Sở Xây dựng, Sở  Giao thông - Vận tải  và các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

17. Làm nhiệm vụ Thường trực của Ban chỉ đạo An toàn giao thông thành phố và các nhiệm vụ khác do UBND thành phố giao.

18. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố.

19. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND thành phố.

20. Thực hiện các nhiệm vụ khác về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng, ngành giao thông - vận tải  theo sự phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật.

III. Tổ chức và biên chế

1. Phòng Quản lý đô thị có Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và  cán bộ,  công chức.

a. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND thành phố và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng.

b. Phó trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó trưởng phòng được Trưởng phòng uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.

c. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng do Chủ tịch UBND thành phố quyết định theo quy định của pháp luật.

2. Biên chế hành chính của phòng Quản lý đô thị: Căn cứ chỉ tiêu biên chế  được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao, hàng năm Chủ tịch UBND thành phố sẽ giao cụ thể số lượng biên chế của phòng theo chức năng, nhiệm vụ và theo quy định của pháp luật.

 

(Theo Quyết định số 1092/2009/QĐ-UBND, ngày 07/09/2009 của UBND thị xã Sầm Sơn (Nay là thành phố Sầm Sơn)

 

    °