1300 người đang online

Chức năng - Nhiệm vụ - Quyền hạn - Tổ chức của phòng Tư pháp

100%

Phòng Tư pháp thành phố Sầm Sơn
Địa chỉ: Số 505, đường Lê Lợi, phường Quảng Châu, thành phố Sầm Sơn
Điện thoại: (0237) 382 - 
  

STT
HỌ VÀ TÊN
CHỨC VỤ
ĐIỆN THOẠI
ĐỊA CHỈ EMAIL
1
Lê Văn Chiến
Trưởng phòng
  0915 903 656  
2
Mai Đình Trường
Phó Trưởng phòng
  0913 548 838  
3
Ngô Thị Vân
Chuyên viên
   
4
Nguyễn Thị Trang
Chuyên viên
   
            
             I. Vị trí, chức năng:
1. Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Sầm Sơn có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân  thành phố quản lý nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, chứng thực, hộ tịch, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực công tác tư pháp theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Phòng Tư pháp có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tư pháp.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Trình Ủy ban nhân dân  thành phố  các văn bản hướng dẫn về công tác tư pháp và tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn theo quy định.
2. Trình Ủy ban nhân dân thành phố  ban hành quyết định, chỉ thị, kế hoạch 5 năm, hàng năm về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Phòng; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước được giao.
3. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố  dự thảo các văn bản về lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân  thành phố.
4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc phạm vi quản lý của Phòng.
5. Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
a. Phối hợp xây dựng quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân thành phố  do các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân thành phố  chủ trì xây dựng.
b. Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố  ban hành theo quy định của pháp luật; góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân thành phố  theo quy định của pháp luật.
c. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật, pháp lệnh theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố  và hướng dẫn của Sở Tư pháp.
6. Về thi hành văn bản quy phạm pháp luật:
a. Theo dõi chung tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn.
b. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về theo dõi thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường.
c. Tổng hợp, báo cáo tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật và kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn với Ủy ban nhân dân thành phố  và Sở Tư pháp.
7. Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:
a. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố  tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân dân thành phố  ban hành; hướng dẫn công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường thực hiện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân xã, phường ban hành.
b. Thực hiện kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường theo quy định của pháp luật; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố  quyết định các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật.
8. Rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố  ban hành; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đối với Ủy ban nhân dân xã, phường, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.
9. Về phổ biến, giáo dục pháp luật:
a. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật  sau khi được Ủy ban nhân dân thành phố  phê duyệt.
b. Làm Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở thành phố.
c. Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở  xã, phường và ở các cơ quan, đơn vị khác theo quy định của pháp luật.
10. Thẩm định dự thảo hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố  phê duyệt.
11. Về chứng thực:
a. Hướng dẫn, kiểm tra, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường trong việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
b. Thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài.
c. Thực hiện chứng thực một số việc khác theo quy định của pháp luật.
12. Về quản lý và đăng ký hộ tịch:
a. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức, thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và đăng ký hộ tịch cho cán bộ Tư pháp - Hộ tịch xã, phường.
b. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố  giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi, cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch theo quy định của pháp luật.
c. Quản lý các sổ sách, biểu mẫu về hộ tịch; lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch theo quy định pháp luật.
d. Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố  quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân xã, phường cấp trái với quy định của pháp luật (trừ việc đăng ký kết hôn vi phạm về điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình).
13. Hòa giải ở cơ sở và trợ giúp pháp lý:
Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hoà giải ở cơ sở theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố  và hướng dẫn của cơ quan tư pháp cấp trên.
Thực hiện nhiệm vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
14. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố  thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố  trong công tác thi hành án dân sự trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
15. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ về công tác tư pháp ở  xã, phường.
16. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về hoạt động tư pháp trên địa bàn; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong hoạt động tư pháp trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố.
17. Quản lý biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc Phòng theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố.
18. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố.
19. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố  và Sở Tư pháp.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giao.
III. Tổ chức và biên chế:
1. Phòng Tư pháp có Trưởng Phòng, Phó Trưởng Phòng và cán bộ, công chức.
a. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng.
b. Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
c. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo quy định của pháp luật.
2. Biên chế hành chính của phòng Tư pháp:
Căn cứ chỉ tiêu biên chế được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao, hàng năm Chủ tịch UBND thành phố sẽ giao cụ thể số lượng biên chế của phòng theo chức năng, nhiệm vụ và theo quy định của pháp luật.
 
(Theo Quyết định số 1088/2009/QĐ-UBND, ngày 07/09/2009 của UBND thị xã Sầm Sơn (Nay là thành phố Sầm Sơn))

    °