Chức năng - Nhiệm vụ - Quyền hạn - Tổ chức của Thanh tra thành phố

Thanh tra thành phố Sầm Sơn
Địa chỉ:
Số 505, đường Lê Lợi, phường Quảng Châu, thành phố Sầm Sơn
Điện thoại: (0237)  3821 641 - 
  

STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

ĐIỆN THOẠI

ĐỊA CHỈ EMAIL

1

 Mai Lương Ngọc

 Chánh thanh tra

0904 392 303 

 

2

 Nguyễn Thị Lan Hương

 Phó Chánh thanh tra

 0915 126 568

 

3

 Bùi Thị Thu Hường

Chuyên viên

 

 

4

 Nguyễn Thị Hương

  Chuyên viên

   

5

 Lê Trọng Tân

  Chuyên viên

   

6

 Đỗ Thanh Tuyến

  Chuyên viên

   


I. Vị trí và chức năng:

1. Thanh tra thành phố Sầm Sơn là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố  thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra thành phố  có con dấu riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố mà trực tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về công tác, chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra tỉnh.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Thanh tra thành phố  thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1.1. Trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định, chỉ thị về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.

1.2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân  thành phố chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác theo quy định của pháp luật.

1.3. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch sau khi được Ủy ban nhân dân thành phố  hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố  phê duyệt.

1.4. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức xã, phường.

1.5. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố  trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

1.6. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho các Ban Thanh tra nhân dân xã, phường.

2. Về Thanh tra:

2.1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân xã, phường, của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố ;

2.2. Thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Ủy ban nhân dân xã, phường, nhiều cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố ;

2.3. Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố  giao;

2.4. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra thành phố  và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố .

3. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo:

3.1. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã, phường và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố  thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

3.2. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố  trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị các biện pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ;

3.3. Xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân  thành phố  khi được giao;

3.4. Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường  và Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố  đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại theo quy định;

3.5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố .

4. Về phòng, chống tham nhũng:

4.1. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Ủy ban nhân dân xã, phường và các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố.

4.2. Phối hợp với cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình trong quá trình thanh tra vụ việc tham nhũng.

4.3. Quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập; tiến hành xác minh kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

4.4. Kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

5. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện quyền hạn của Thanh tra thành phố  theo quy định của pháp luật; được yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.

6. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra thành phố .

7. Tổng hợp, thông tin, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố  và Thanh tra tỉnh.

8. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra thành phố  theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố .

9. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố .

10. Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố  giao và theo quy định của pháp luật.

III. Tổ chức và biên chế của Thanh tra thành phố  

1. Thanh tra thành phố có Chánh Thanh tra và không quá 03 Phó Chánh Thanh tra.

1.1. Chánh Thanh tra thành phố  là người đứng đầu cơ quan Thanh tra thành phố , chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố  và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra thành phố .

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra thành phố do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố  quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.

1.2. Phó Chánh Thanh tra thành phố  là người giúp Chánh Thanh tra thành phố và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra thành phố và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra thành phố do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và theo đề nghị của Chánh Thanh tra thành phố .

1.3. Việc khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra thành phố thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Biên chế hành chính của Thanh tra thành phố:

Căn cứ chỉ tiêu biên chế được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao, hàng năm Chủ tịch UBND thành phố sẽ giao cụ thể số lượng biên chế Thanh tra thành phố theo chức năng, nhiệm vụ và theo quy định của pháp luật.

 

(Theo Quyết định số 1098/2009/QĐ-UBND, ngày 07/09/2009 của UBND thị xã Sầm Sơn (Nay là thành phố Sầm Sơn))