2933 người đang online

Chức năng - Nhiệm vụ - Quyền hạn - Tổ chức của Văn phòng HĐND&UBND thành phố

100%

 ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ SẦM SƠN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUY ĐỊNH

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

của Văn phòng HĐND&UBND, thuộc UBND thành phố Sầm Sơn

(Kèm theo Quyết định số: 03/2024/QĐ-UBND ngày 23/01/2024

 của Ủy ban nhân dân thành phố Sầm Sơn)

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Văn phòng HĐND và UBND thành phố là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, là bộ máy tham mưu giúp việc của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố (bao gồm các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố).

2. Văn phòng HĐND và UBND thành phố có chức năng:

2.1. Tham mưu tổng hợp cho Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về: Hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; kiểm soát thủ tục hành chính; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân thành phố, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức;

2.2. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số trên địa bàn;

2.3. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực ngoại vụ, biên giới theo quy định của pháp luật;

2.4. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc.

3. Văn phòng HĐND và UBND thành phố có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời, chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ theo lĩnh vực quản lý của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế, Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc và các sở, ngành liên quan.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Văn phòng HĐND và UBND thành phố thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 37/2014/NĐ-CP, Nghị định số 108/2020/NĐ- CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1. Tham mưu tổng hợp, giúp Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố:

1.1. Xây dựng, quản lý chương trình công tác theo quy định của pháp luật;

1.2. Theo dõi, đôn đốc các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố (sau đây viết tắt là cơ quan chuyên môn), Uỷ ban nhân dân cấp xã, các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình công tác của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố và Quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố;

1.3. Phối hợp thường xuyên với các cơ quan chuyên môn, Uỷ ban nhân dân cấp xã, các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình chuẩn bị và hoàn chỉnh các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;

1.4. Thẩm tra về trình tự, thủ tục chuẩn bị và có ý kiến đánh giá độc lập đối với các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo quan trọng theo chương trình công tác của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố và các công việc khác do các cơ quan chuyên môn, Uỷ ban nhân dân cấp xã, các cơ quan, tổ chức liên quan trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố;

1.5. Xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các báo cáo theo sự phân công của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố;

1.6. Thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính và tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

1.7. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định của pháp luật;

1.8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn, Uỷ ban nhân dân cấp xã, các cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị nội dung, phục vụ phiên họp thường kỳ, chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, các cuộc họp và hội nghị chuyên đề khác của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, các cuộc họp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố;

1.9. Chủ trì, điều hòa, phối hợp việc tiếp công dân giữa các cơ quan chuyên môn tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân thành phố theo quy định; quản lý, bảo đảm điều kiện vật chất cho hoạt động của Trụ sở tiếp công dân của thành phố.

2. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế theo nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Thông tư số 37/2021/TT-BYT, cụ thể như sau:

2.1. Trình Ủy ban nhân dân thành phố dự thảo quyết định; quy hoạch, kế hoạch phát triển y tế trung hạn và hằng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực y tế trên địa bàn;

2.2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố theo phân công về y tế trên địa bàn;

2.3. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch về y tế sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực y tế;

2.4. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh vực y tế thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố;

2.5. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra đối với các hội và tổ chức phi chính phủ tham gia hoạt động trong lĩnh vực y tế trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật;

2.6. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực y tế đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;

2.7. Tổ chức thực hiện việc ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực y tế;

2.8. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Y tế;

2.9. Kiểm tra, tham gia thanh tra về lĩnh vực y tế đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực y tế theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân thành phố. Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm thành phố.

3. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc theo nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Thông tư số 01/2021/TT-UBDT, cụ thể như sau:

3.1. Trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các quyết định thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố: Quy hoạch, kế hoạch phát triển và chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn, phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc cho Văn phòng HĐND và UBND thành phố và Ủy ban nhân dân cấp xã; ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về lĩnh vực công tác dân tộc đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn theo quy định của Đảng, của pháp luật và chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên;

3.2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố các văn bản về lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố;

3.3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác dân tộc;

3.4. Tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, đề án, mô hình thí điểm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ ổn định cuộc sống đối với đồng bào dân tộc thiểu số do cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc chủ trì, quản lý, chỉ đạo; theo dõi, tổng hợp, sơ kết, tổng kết và đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc; tham mưu, đề xuất các chủ trương, biện pháp thích hợp để giải quyết các vấn đề xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, di cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các vấn đề dân tộc khác trên địa bàn;

3.5. Tổ chức tiếp đón, thăm hỏi, giải quyết các nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số theo chế độ chính sách và quy định của pháp luật; khen thưởng và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể và cá nhân tiêu biểu xuất sắc: Trong công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc; trong lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo; bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ gìn an ninh, trật tự góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn;

3.6. Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn;

3.7. Kiểm tra việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án và các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực công tác dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân thành phố;

3.8. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và Ban Dân tộc về tình hình, kết quả triển khai công tác dân tộc trên địa bàn;

3.9. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác dân tộc đối với chức danh công chức được giao phụ trách về lĩnh vực dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.

4. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực ngoại vụ theo nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Thông tư số 03/2021/TT-BNG, cụ thể như sau:

4.1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong công tác ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế của Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định của pháp luật về thỏa thuận quốc tế;

4.2. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố về công tác ngoại vụ, biên giới, công tác ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế của Ủy ban nhân dân cấp xã.

5. Tham mưu tổng hợp, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố:

5.1. Xây dựng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và đôn đốc thực hiện chương trình công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm cần tập trung chỉ đạo, điều hành các cơ quan chuyên môn, Uỷ ban nhân dân cấp xã các cơ quan, tổ chức liên quan trong từng thời gian nhất định;

5.2. Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giao các cơ quan chuyên môn, Uỷ ban nhân dân cấp xã, các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản pháp luật, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật;

5.3. Thẩm tra về trình tự, thủ tục chuẩn bị và có ý kiến đánh giá độc lập đối với các đề án, dự án, dự thảo văn bản, báo cáo theo chương trình công tác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và các công việc khác do các cơ quan chuyên môn, Uỷ ban nhân dân cấp xã, các cơ quan, tổ chức liên quan trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố;

5.4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn, Uỷ ban nhân dân cấp xã, các cơ quan tổ chức liên quan hoàn chỉnh nội dung, thủ tục, hồ sơ và dự thảo văn bản để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định đối với những công việc thường xuyên khác;

5.5. Chủ trì làm việc với lãnh đạo cơ quan, các tổ chức, cá nhân liên quan để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố mà các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã còn có ý kiến khác nhau theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố;

5.6. Chủ trì soạn thảo, biên tập hoặc chỉnh sửa lần cuối các dự thảo báo cáo, các bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố;

5.7. Chỉ đạo thực hiện các Quy chế phối hợp công tác giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố với các cơ quan của Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố;

5.8. Kiểm tra thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền kiểm tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đối với các cơ quan chuyên môn, Uỷ ban nhân dân cấp xã, các cơ quan, tổ chức liên quan để báo cáo và kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố các biện pháp cần thiết nhằm đôn đốc thực hiện và bảo đảm chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính;

5.9. Đề nghị các cơ quan chuyên môn, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã, các cơ quan, tổ chức liên quan báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các văn bản chỉ đạo, điều hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố;

5.10. Được yêu cầu các cơ quan chuyên môn, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã, các cơ quan, tổ chức liên quan cung cấp tài liệu, số liệu và văn bản liên quan hoặc tham dự các cuộc họp, làm việc để nắm tình hình, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.

6. Bảo đảm thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố:

6.1. Phối hợp thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; thông tin để các thành viên Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức liên quan về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố;

6.2. Cung cấp thông tin cho công chúng và các hoạt động chủ yếu, những quyết định quan trọng của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội nổi bật mà dư luận quan tâm theo quy định pháp luật và chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố;

6.3. Quản lý và duy trì hoạt động mạng tin học của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố;

6.4. Quản lý, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Văn phòng HĐND và UBND thành phố theo quy định của pháp luật.

7. Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.

8. Xây dựng, ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của Văn phòng HĐND và UBND thành phố theo quy định của pháp luật.

9. Tổ chức việc phát hành, quản lý các văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; thực hiện chế độ bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định.

10. Tổ chức thực hiện việc ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học.

11. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thuộc Văn phòng HĐND và UBND thành phố theo quy định pháp luật và phân cấp.

12. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố.

13. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Tổ chức bộ máy và biên chế

1. Văn phòng HĐND và UBND thành phố có Chánh Văn phòng, các Phó Chánh Văn phòng và các công chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ và công tác tham mưu, tổng hợp theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

1.1. Chánh Văn phòng HĐND và UBND thành phố là người đứng đầu Văn phòng HĐND và UBND thành phố, là Ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố do Hội đồng nhân dân thành phố bầu, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phòng; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân thành phố;

1.2. Phó Chánh Văn phòng HĐND và UBND thành phố là cấp phó của người đứng đầu Văn phòng HĐND và UBND thành phố thuộc Ủy ban nhân dân  thành phố, giúp Chánh Văn phòng thực hiện, theo dõi một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Chánh Văn phòng vắng mặt, một Phó Chánh Văn phòng được Chánh Văn phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND thành phố. Số lượng Phó Chánh Văn phòng HĐND và UBND thành phố thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 1 của Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ;

1.3. Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo quy định của pháp luật;

1.4. Các bộ phận tham mưu, giúp việc: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương, Văn phòng HĐND và UBND thành phố sắp xếp phù hợp các bộ phận tham mưu, giúp việc nhưng phải bảo đảm có các bộ phận: Tiếp nhận và trả kết quả; văn thư; lưu trữ; quản trị tài vụ; tiếp công dân; y tế; nghiên cứu, tổng hợp.

2. Biên chế công chức của Văn phòng HĐND và UBND thành phố được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và thuộc tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của UBND thành phố được cấp có thẩm quyền giao.

3. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hằng năm Văn phòng HĐND và UBND thành phố chủ trì, phối hợp với phòng Nội vụ xây dựng kế hoạch biên chế công chức theo quy định của pháp luật bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Chánh Văn phòng HĐND & UBND thành phố chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Quy định này; xây dựng Quy chế làm việc của đơn vị và sắp xếp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho công chức phù hợp với vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức và phẩm chất, trình độ, năng lực của công chức.

2. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vấn đề phát sinh cần phải sửa đổi, bổ sung, Chánh Văn phòng HĐND & UBND thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để xem xét, quyết định./.

 

Văn phòng HĐND&UBND thành phố Sầm Sơn
Địa chỉ: Số 505, đường Lê Lợi, phường Quảng Châu, thành phố Sầm Sơn
Điện thoại: (0237) 3821 323   

STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

ĐIỆN THOẠI

ĐỊA CHỈ EMAIL

1

 Nguyễn Thị Phương Thanh

Chánh Văn phòng

0982 802 196

 

2

 Lữ Trọng Văn

Phó Chánh Văn phòng
Trưởng Bộ phận Một cửa

0849 136 555  

3

 Vũ Đình Dũng

Phó Chánh Văn phòng

0946 360 370  

4

 Trần Thị Lan

Kế toán

   

5

 Lê Thị Tuấn

Tiếp dân

   

6

 Cao Thị Hợp

Văn Thư

   

7

 Vũ Thị Bình

Hành chính Một cửa

   

8

 Nguyễn Thị Linh Chi

Hành chính Một cửa

   

9

 Trần Văn Tiến

Hành chính Một cửa

   

10

 Nguyễn Đăng Hưng

Quản trị mạng

   

11

Lê Thị Hương

Y tế

 

 

12

 Lê Thị Bình

Phục vụ

   

13

 Bùi Văn Tâm

Phục vụ, Kỹ thuật

   

14

 Trần Văn Hà

Lái xe

   

15

Nguyễn Văn Cường

Lái xe

   

16

Nguyễn Văn Lộc

Lái xe

   

 

    °