2936 người đang online

CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN - TỔ CHỨC CỦA PHÒNG KINH TẾ

Đăng ngày 03 - 07 - 2011
100%

Phòng Kinh tế thị xã Sầm Sơn
Địa chỉ: Số 6, đường Lê Lợi, phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn
Điện thoại: (037) 3822 074 - 

 

STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ ĐIỆN THOẠI ĐỊA CHỈ EMAIL
1 Lê Văn Hinh  Trưởng phòng  0917 930 154  
2 Bùi Ngọc Thành  Phó Trưởng phòng  0949 123 874  
3 Vũ Đình Chinh  Chuyên viên    
4 Trịnh Thị Thu Hằng  Chuyên viên    
5 Lê Thị Hương  Chuyên viên    
6 fdhgf      

 

I. Vị trí, chức năng:

1. Phòng Phòng Kinh tế thuộc UBND thị xã Sầm Sơn, là cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu, giúp UBND thị xã thực hiện quản lý nhà nước về công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học – Công nghệ ở địa phương.

2. Phòng Phòng Kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu  và tài khoản riêng; chịu sự quản lý trực tiếp của UBND thị xã, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của sở Công Thương, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở Khoa học – Công nghệ.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn.  

1. Về lĩnh vực Công thương 

1.1 Trình UBND thị xã dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về phát triển công thương trên địa bàn; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực Công thương.

1.2. Trình Chủ tịch UBND thị xã dự thảo các văn bản về lĩnh vực Công thương thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND thị xã.

1.3. Giúp UBND thị xã thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của Phòng theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND thị xã.

1.4. Giúp UBND thị xã quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn thuộc lĩnh vực Công thương theo quy định của pháp luật.

1.5. Tổ chức, hướng dẫn và thực hiện chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp, mở rộng sản xuất - kinh doanh; tổ chức các hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất - kinh doanh thuộc lĩnh vực Công thương.  

2. Về lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn 

2.1. Trình UBND thị xã ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước về quản lý nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn.

2.2. Hướng dẫn, kiểm tra UBND xã, phường thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản; chế biến nông sản, lâm sản; phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn.

2.3. Trình UBND thị xã quy hoạch thuỷ lợi; xây dựng chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn để UBND thị xã trình HĐND thị xã thông qua và tổ chức thực hiện.

2.4. Tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, công trình cấp, thoát nước nông thôn, công trình phòng, chống lũ, lụt, bão; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

2.5. Đầu mối phối hợp tổ chức và hướng dẫn thực hiện nội dung liên quan đến phát triển nông thôn; tổng hợp tình hình, báo cáo UBND thị xã việc xây dựng và phát triển nông thôn trên địa bàn  thị xã về các lĩnh vực:

- Phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp;

- Phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn;

- Khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn;

- Chế biến nông sản, lâm sản.

2.6. Thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp.

2.7. Quản lý các hoạt động dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, vật tư nông nghiệp, phân bón và thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thị xã.

2.8. Chỉ đạo công tác khuyến nông, khuyến lâm và các dự án phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn thị xã.

2.9. Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp luật; tham mưu cho UBND thị xã giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.

2.10. Thực hiện nhiệm vụ thường trực Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão của thị xã; đề xuất phương án, biện pháp và tham gia chỉ đạo việc phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai về lũ, lụt, bão, hạn hán, úng ngập, chua phèn, xâm nhập mặn, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi trên địa bàn thị xã.

3. Về lĩnh vực Khoa học – Công nghệ

3.1. Tổ chức phổ biến và thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ trên địa bàn thị xã.

3.2. Phổ biến, tuyên truyền và tổ chức ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn, xây dựng và phát triển phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất và đời sống, phổ cập kiến thức khoa học và công nghệ trên địa bàn thị xã.

3.3. Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; lựa chọn các tiến bộ khoa học và công nghệ, các kết quả nghiên cứu khoa học và các sáng kiến cải tiến kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất và đời sống phù hợp với điều kiện của thị xã.

3.4. Phối hợp với các tổ chức, cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn thị xã.

3.5. Quản lý công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ.

3.6. Trình Chủ tịch UBND thị xã thành lập các Hội đồng tư vấn theo hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ; thực hiện nhiệm vụ Thường trực Hội đồng khoa học và công nghệ thị xã.

3.7.  Phối hợp với Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ thanh tra đối với các tổ chức và cá nhân trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ  trên địa bàn thị xã.

4. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực Công thương, Nông nghiệp – phát triển nông thôn, Khoa học – Công nghệ.

5. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về Công thương, Nông nghiệp – phát triển nông thôn và Khoa học – Công nghệ cho cán bộ, công chức xã, phường trên địa bàn.

6. Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của Phòng.

7. Thực hiện báo cáo định kỳ, 3 tháng, 6 tháng, năm và đột xuất về tình hình hoạt động Công thương, Nông nghiệp – Phát triển nông thôn và  Khoa học - công nghệ với Chủ tịch UBND thị xã và Giám đốc Sở Công thương, Nông nghiệp  - Phát triển nông thôn và Khoa học  - Công nghệ.  

8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về hoạt động công thương, nông nghiệp – phát triển nông thôn, khoa học và công nghệ  trên địa bàn; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chính sách pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn thị xã. 

9. Quản lý biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Phòng quản lý theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND thị xã.

10. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân thị xã.

11. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân  thị xã giao và theo quy định của pháp luật.  

III. Tổ chức và biên chế 

          1. Phòng   Kinh tế có Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và  cán bộ,  công chức.

          a) Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND thị xã và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng.

          b) Phó trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó trưởng phòng được Trưởng phòng uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.

          c) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng do Chủ tịch UBND thị xã quyết định theo quy định của pháp luật.

          2. Biên chế hành chính của phòng  Kinh tế:

          Căn cứ chỉ tiêu biên chế  được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao, hàng năm Chủ tịch UBND thị xã sẽ giao cụ thể số lượng biên chế của phòng theo chức năng, nhiệm vụ và theo quy định của pháp luật.

<

Tin mới nhất

Phường Quảng Tiến tổng kết nghề cá năm 2013(14/02/2014 12:11 CH)

CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN - TỔ CHỨC CỦA PHÒNG KINH TẾ(03/07/2011 10:39 SA)

    °